Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không - BNC medipharm


Viêm gan b là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Vậy viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không là câu hỏi của nhiều người. Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Nó là một bệnh lý có tên khoa học đầy đủ là virus viêm gan B, có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu và qua đường tình dục, và có thể truyền từ mẹ sang con. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không.
Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không
* Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không
Viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cách thức lây nhiễm giống như cách lây truyền của virus HIV, nhưng khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV.
Các con đường lây truyền viêm gan B thường gặp:
+ Bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua các vết đâm chọc: Nếu bạn vô tình tiếp xúc với máu của bệnh nhân nhiễm bệnh mà không được bảo hộ cẩn thận, nó có thể lây truyền bệnh viêm gan B vào cơ thể bạn qua các vết xước trên da hoặc trường hợp chẳng may bạn bị kim tiêm dính máu của người bệnh đâm, chọc vào người thì nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao. Chính vì vậy bạn cần cẩn thận và tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ nếu môi trường làm việc của bạn hay tiếp xúc với máu, kim tiêm nhé.
+ Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con lúc sinh nở: Đó là lý do vì sao trước khi mang thai, bác sỹ thường tư vấn bạn phải tiêm phòng bệnh viêm gan B đầy đủ bởi phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh viêm gan B thì khả năng truyền virus gây bệnh viêm gan B sang con khi sinh nở rất cao. Do đó bạn cần tiêm phòng bệnh viêm gan B cẩn thận và điều trị bệnh một cách triệt để trước khi mang thai nhé. Đối với những người đã mắc phải bệnh viêm gan B, cần cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virus HBV-DNA cho con của bạn một cách hiệu quả nhất.
+ Bệnh viêm gan B lây truyền do dùng chung kim tiêm: Khi bạn dùng chung kim tiêm với người bị bệnh, virus gây bệnh viêm gan B HBV-DNA dễ dàng bị lây truyền vào cơ thể bạn do kim tiêm bị dính máu chứa loại virus này, đây chính là phương thức gây lây truyền bệnh viêm gan B khá phổ biến hiện nay. Chính vì vậy những người nghiện ma túy, dùng chung kim tiêm có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B rất cao, do đó dù với bất kỳ nguyên do nào bạn tuyệt đối không dùng chung kim tiêm với người khác, chỉ nên sử dụng loại kim tiêm đã tiệt trùng và chỉ dùng 1 lần mà thôi nhé. Đối với những người bị nghiện ma túy cần cai nghiện ngay đồng thời xét nghiệm kiểm tra cẩn thận để có hương xử lý điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp nhé.
+ Bệnh viêm gan B lây truyền qua đường tình dục: Virus HBV-DNA có trong dịch tiết của người nhiễm bệnh và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ khi quan hệ tình dục rồi phát triển trong trực tràng, âm đạo của bạn và tiến hành lây truyền bệnh viêm gan B. Chính vì vậy, bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B rất cao nếu quan hệ tình dục không an toàn như: Quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh, quan hệ tình dục không dùng bao cao su, quan hệ tình dục bằng miệng hay sử dụng dụng cụ tình dục không được vệ sinh cẩn thận,… tạo điều kiện cho virus HBV-DNA xâm nhập vào cơ thể bạn một cách dễ dàng. Do đó, sinh hoạt tình dục an toàn, một vợ một chồng sẽ là biện pháp tốt nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm gan B nói riêng và những căn bệnh lây lan qua đường tình dục nói chung, không những thế đây cũng chính là cách thức giúp bạn bảo vệ hạnh phúc gia đình của chính mình nữa đấy.
Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không
* Cách phòng bệnh viêm gan b
+ Tiêm phòng viêm gan b
- Tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh: Theo Bộ Y tế, cách phòng ngừa viêm gan B tốt nhất là tiêm vắc-xin, đặc biệt là ngay sau khi sinh. Hiện có hai loại vắc-xin HBV là Recombivax HB và Engerix-B. Cả hai loại đều cần tiêm vào bắp 3 lần trong khoảng thời gian 6 tháng. Trẻ sơ sinh cần được tiêm liều ngừa viêm gan B đầu tiên ngay sau khi sinh và 2 liều tiếp theo trong vòng 6 tháng. Vắc-xin thường được tiêm vào bắp đùi của trẻ.
- Cho trẻ tiêm liều chích đuổi: Trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên chưa tiêm vắc-xin HBV sau khi sinh cần được tiêm liều "chích đuổi" để giúp hệ miễn dịch “tăng tốc độ” phòng ngừa nhiễm viêm gan B. [6] Bước này vô cùng cần thiết đối với trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ cần truyền máu thường xuyên và trẻ mắc bệnh gan, thận nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thanh thiếu niên đến tuổi dậy thì cùng cần được "chích đuổi". Cơ vai là vị trí tiêm vắc-xin viêm gan B được khuyến nghị cho trẻ nhỏ và người trưởng thành.
- Tiêm nhắc nếu thuộc nhóm nguy cơ cao: Ngay cả khi đã tiêm vắc-xin sau khi sinh, bạn cũng nên được tiêm nhắc lại (3 liều trong vòng 6 tháng) nếu thuộc nhóm nguy cơ cao. Người có nguy cơ cao bị viêm gan B gồm có nhân viên y tế, người đi du lịch thường xuyên (đặc biệt là đến các quốc gia đang phát triển), người sống ở quốc gia có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người quan hệ tình dục bừa bãi, người từng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phụ nữ mang thai, người đồng tính nam, người dùng ma túy, người ở trong trung tâm cải tạo, người cần sản phẩm cung cấp máu hoặc truyền máu thường xuyên (bệnh nhân chạy thận nhân tạo), người có hệ miễn dịch suy yếu và người mắc bệnh gan, thận mãn tính.
+ Quan hệ tình dục lành mạnh để phòng bệnh: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm gan B, C có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy sử dụng bao cao su và thực hiện quan hệ tình dục an toàn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Những người có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan qua đường tình dục cao nhất là:
• Những người có nhiều bạn tình
• Đối tác tình dục của người bị nhiễm bệnh
• Nam giới có quan hệ tình dục với nam giới.
Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không
+ Tránh dùng chung vật dụng cá nhân: Bạn có thể chia sẻ nhiều thứ trong cuộc sống nhưng chia sẻ vật dụng cá nhân là điều không nên vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan. Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm vì chỉ cần một lượng máu rất nhỏ bị nhiễm bệnh còn dính ở bơm tiêm hoặc kim tiêm cũng có thể khiến bạn bị lây bệnh viêm gan. Vì lý do tương tự, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bất kỳ dụng cụ hay kim được sử dụng để xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể, hoặc châm cứu là vô trùng. Bạn nên dùng các dụng cụ dùng một lần được đóng gói trong túi kín chưa mở.
Nếu bạn đang sống chung với người bị viêm gan hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm gan, hãy tránh chia sẻ các đồ dùng cá nhân như lược chải, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… với người đó. Bất kỳ vật dụng nào có thể dính một chút máu rất nhỏ, khó xác định trong khi sử dụng đều không an toàn. Những thành viên trong gia đình người có nguy cơ mắc viêm gan B cao cần đặc biệt lưu ý.
+ Thận trọng với việc xỏ khuyên và xăm mình : Xỏ khuyên và xăm mình không phải là những hành vi mang nguy cơ cao nhiễm viêm gan B hay các loại nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, vi-rút HBV ở trong máu nên bạn có nguy cơ nhiễm nếu người xỏ khuyên hoặc xăm mình cho bạn không khử trùng thiết bị đúng cách, không dùng găng tay sử dụng một lần và/hoặc không thực hiện vệ sinh sạch sẽ.Do đó, bạn chỉ nên đến các cửa hàng uy tín và sẵn lòng trả lời các câu hỏi về cách giảm nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B.
Cân nhắc việc đi xỏ khuyên hoặc xăm mình vào buổi sáng (như vậy bạn sẽ là khách hàng đầu tiên trong ngày) và yêu cầu nhân viên cho bạn xem cách họ khử trùng thiết bị. Giải thích rõ lý do vì sao bạn lại thận trọng với các bệnh lây truyền qua đường máu để tránh hiểu lầm rằng bạn nghi ngờ độ chuyên nghiệp của nhân viên và thực chất là bạn chỉ muốn nâng cao ý thức về vệ sinh.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm khoong và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Thực phẩm hỗ trợ giảm men gan - BNC medipharm


Bạn bị tăng men gan, bạn đang tìm thực phẩm hỗ trợ giảm men gan, bạn chưa biết loại thực phẩm nào. Thực phẩm hỗ trợ giảm men gan là câu hỏi của nhiều người. Men gan cao là căn bệnh khá phổ biến hiện nay do thói quen ăn uống không lành mạnh. Men gan tăng cao khiến gan bị tổn thương và gây nên những bất ổn trong cơ thể, mức độ men gan tăng cao nhẹ hoặc là nặng tùy thuộc vào mỗi một thời điểm cũng như thân thể của mỗi người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem thực phẩm hỗ trợ giảm men gan là những loại nào.
Thực phẩm hỗ trợ giảm men gan
* Thực phẩm hỗ trợ giảm men gan
+ Nghệ: Nghệ không chỉ tốt cho việc chăm sóc sắc đẹp mà nó còn rất tốt cho việc duy trì sức khỏe của gan. Bên trong nghệ có khả năng giúp tiêu hóa chất béo và hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên bảo vệ gan.
+ Củ cải đường: Bên trong loại củ này có chứa anthocyanidin - chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống lại các khối u, gạn chế một số tác hại của các loại thực phẩm chức nhiều chất béo và giảm tình trạng viêm gan.
+ Cá: Đây là loại thực phẩm giàu protein, dễ tiêu hóa và hấp thụ, rất có lợi cho việc phục hồi các tế bào gan bị tổn thương và nâng cao khả năng chống lây nhiễm của cơ thể. Vì vậy, nó rất tốt cho người bị tăng men gan.
+ Dầu ôliu:  Trong dầu oliu chứa nhiều lipit giúp hấp thụ các chất độc hại trước khi chúng xâm nhập và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.  Do đó, sử dụng dầu oliu chính là cách làm giảm bớt gánh nặng cho gan trong việc đào thải độc tố.
+ Ngũ cốc: Ngũ cốc là thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, và là một chất giải độc tuyệt vời cho gan. Hơn nữa, các loại ngũ cốc thường chứa hàm lượng các vitamin B cao có tác dụng trong việc giúp tăng cường chức năng gan hiệu quả.
+ Trà Xanh: Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng tăng cường chức năng gan, giúp giải độc tố và làm mát gan hiệu quả. Hơn nữa, uống trà xanh thường xuyên còn giúp loại bỏ các chất béo có hại tích tụ trong gan.
+ Táo: Táo là loại quả rất tốt cho sức khỏe, không chỉ giúp giảm cân, chống táo bón mà còn chứa hàm lượng cao pectin giúp loại bỏ các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy táo có tác dụng hiệu quả trong việc giải độc cho gan, loại bỏ các loại virus và thanh lọc cơ thể.
+ Quả Bơ: Nhiều nghiên cứu cho thấy trong bơ chứa nhiều glutathione - một hợp chất giúp đào thải chất độc cho gan cực tốt. Đồng thời bơ còn là loại quả giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất giúp  tăng cường chức năng của gan, phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.
Thực phẩm hỗ trợ giảm men gan
+ Bưởi: Bưởi là loại quả được nhiều người ưa chuộng bởi nó không chỉ có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể mà còn chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp làm sạch gan hiệu quả, thúc đẩy sản xuất các loại enzym giải độc gan, loại bỏ các chất gây ung thư và độc tố khác ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, bười còn có tác dụng làm giảm cholesterol, rất tốt cho người gan nhiễm mỡ.
+ Tỏi: Tỏi là loại gia vị khá quen thuộc trong những bữa ăn của người Việt với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: phòng cảm cúm, tăng đề kháng cho cơ thể, điều hòa huyết áp… Đặc biệt, trong tỏi có chứa Allicin - chất chống oxi hóa, giúp giảm lượng chất độc hại tích tụ trong gan. Vì thế, người bệnh có thể dùng tỏi để chế biến trong các món ăn hàng ngày, để giúp tăng cường chất Allicin bảo vệ gan. Ngày bạn chỉ nên ăn 2 - 4 nhánh tỏi thôi, không nên ăn quá nhiều cũng không tốt.
* Những bước hạ men gan hàng ngày
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm trên vào bữa ăn hàng ngày, các bạn nên kết hợp những bước sau để men gan được hạ nhanh hơn và bền vững hơn:
+ Tập thể dục hàng ngày: Luyện tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn, mà còn giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu. Gan cần cung cấp máu và chất dinh dưỡng liên tục để hoạt động tốt hơn.
+ Không uống bia rượu: Gan yếu hoặc lượng chất cồn quá nhiều thì điều ngược lại sẽ xảy ra, chất cồn sẽ xử lý gan, phá hủy tế bào gan. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên hạn chế uống bia rượu để bảo vệ lá gan. Đặc biệt khi gan bị viêm, men gan cao, người bệnh cần phải kiêng tuyệt đối bia rượu để giúp gan hồi phục nhanh.
+ Uống nhiều nước: Uống nhiều nước rất có lợi cho gan. Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gan, giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Để đạt được hiệu quả giải độc cho gan, mỗi ngày nên uống 2 lít – 2,5 lít nước, chia thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên uống từ 150 -200ml.
Thực phẩm hỗ trợ giảm men gan
+ Giảm cân: Trong nhiều trường hợp tăng men gan là do lượng mỡ lắng đọng trong gan nhiều hơn bình thường, hay còn gọi là gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu Dennis Lee, việc giảm 5 - 10 %  cân nặng sẽ giúp bạn hạ thấp men gan và cải thiện sức khỏe nói chung. Bạn nên giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo và tăng khẩu phần rau quả chứa nhiều vitamin giúp gan đào thải độc tố tốt hơn.
+ Tránh xa các độc tố môi trường (sơn tường, khói thuốc lá…): Khói thuốc lá chứa nhiều độc tố không chỉ gây bệnh về phổi, mà còn hấp thu vào máu, chuyển hóa tại gan và gây tổn thương cho gan. Trong thành phần của sơn (tường) có chứa nhiều dung môi hòa tan, dễ bay hơi trong không khí và nếu bạn thường xuyên hít phải loại dung môi này, nó có thể hấp thụ vào cơ thể, gây độc hại cho gan. Do đó, bạn nên học cách bảo vệ và tránh xa các độc tố này.
+ Hạn chế ăn thực phẩm chế biển sẵn: Thức ăn nhanh rất tiện dụng và ngày càng phổ biến. Tuy nhiên bạn không nên ăn chúng hàng ngày vì vấn đề sức khỏe. Thông thường trong các thực phẩm chế biến sẵn có chứa thêm chất bảo quản, chất phụ gia tạo màu, mùi vị…để tạo sức hấp dẫn cho khách hàng và bảo quản được lâu. Những chất hóa học tổng hợp này thường khó phân hủy và đào thải ra ngoài, nên tích tụ lại trong cơ thể, đặc biệt tại gan, gây nhiễm độc gan.
+ Dùng thảo dược hỗ trợ chức năng gan: Để hỗ trợ cho gan, y học cổ truyền đã sử dụng các loại thảo dược giúp bổ gan, mát gan, tăng cường giải độc gan như: Actiso, Bồ công anh, Bồ bồ… Với những trường hợp men gan hơi cao, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, có độ an toàn cao. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm bổ gan, bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và thành phần thảo dược ưu việt, viên nang Funadin bổ gan của Mỹ là một gợi ý cho bạn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực phẩm hỗ trợ giảm men gan an toàn hiệu quả. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cổ chướng như thế nào


Xơ gan cổ chướng là căn bệnh nguy hiểm và nó là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Vậy chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cổ chướng như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Xơ gan cổ trướng hay còn gọi là xơ gan. Đây là một căn bệnh mãn tính gây suy giảm chức năng gan. Trong bệnh này, các tế bào trong mô gan bị tổn thương và hình thành nên sẹo. Các sẹo này làm cho gan không thể thực hiện các chức năng vốn có như bình thường, dần làm mất chức năng gan. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cổ chướng như thế nào.
Chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cổ chướng như thế nào
* Chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cổ chướng
+ Bị xơ gan cổ trướng nên ăn gì?
- Ăn yaourt có thể giúp hoá giải một phần ammoniac
- Nên ăn nhiều vào buổi sáng để tránh đầy bụng và buồn nôn.
- Về nhu cầu năng lượng của người bệnh như người bình thượng
- Nước uống 1 - 1.5 lít / ngày, bao gồm cả sữa, nước lọc, nước trái cây …
- Nếu người bệnh có hiện tượng bụng báng nhiều nên nằm nghỉ để thận có thể lọc được tốt hơn.
- Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp hạn chế bệnh tiểu đường, biến chứng hạ đường huyết.
- Tăng lượng đạm thực vật có thể (nhu cầu đạm 0.8g / kg / ngày), hạn chế thịt cá, trứng gà, vịt, sữa; ăn nhiều đậu hủ, uống sữa đậu nành…
- Nên cung cấp nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày bằng các thực phẩm như rau xanh, trái cây, hay dạng chất xơ tổng hợp sao cho đi tiêu từ 2 - 3 lần/ngày.
+ Bệnh xơ gan cổ trướng không nên ăn gì?
- Hạn chế dầu, không ăn mỡ động vật
- Hạn chế ăn muối, các món chiên xào thay vào đó là các món luộc
- Không ăn mắm, cá khô, thức ăn đóng hộp hay bày bán sẵn (vì có nhiều bột ngọt chứa muối natri).
- Hạn chế café, trà và tránh những thức ăn chua cay vì dễ nguy cơ viêm dạ dày ở người xơ gan.
- Thực phẩm cần tránh như thực phẩm có chứa nhiều sắt: thịt màu đỏ, gan, huyết… vì dễ bị ứ sắt dẫn đến tổn thương các cơ quan.
Chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cổ chướng như thế nào
* Lời khuyên với người bệnh xơ gan cổ trướng
Để phát huy hiệu quả trong việc điều trị bệnh gan, người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm tốt cho gan, giúp giảm nhẹ gánh nặng chuyển hoá tại gan và hỗ trợ giải độc gan như: thực phẩm giàu chất xơ, sắt, vitamin từ các loại hoa quả tươi, rau củ. Đồng thời cần hạn chế các thực phẩm khó tiêu hoá, chất béo, rượu bia, đồ ăn cay nóng,…
Khi mắc xơ gan cổ trướng người bệnh thường có tâm trạng nặng nề, buồn bã gây ảnh hưởng tới tình trạng của bệnh. Do đó, theo khuyến cáo của bác sĩ người bệnh cần giữ một tâm trạng thoải mái và có niềm tin vào quá trình điều trị bệnh để có được hiệu quả cao nhất.
Khi mắc bệnh người nhà cũng như người bệnh thường có tâm lý có bệnh thì vái tứ phương do đó dùng nhiều bài thuốc của các thầy lang băm song bệnh tình không hề thuyên giảm thậm chí gan còn bị tàn phá nặng hơn. Nguyên nhân do gan đã yếu nay  phải chuyển hóa nhiều loại thuốc nữa khiến gan càng bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vây, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt them chỉ định của bác sĩ để tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm nhất.
* Cách điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
Khi điều trị xơ gan giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ tập trung điều trị triệu chứng xơ gan cổ chướng. Trong trường hợp, bệnh nhân gan bị phù nhẹ thì cần hạn chế uống nước (mỗi ngày chỉ uống khoảng 1 - 1,5 lít). Bệnh nhân sẽ phải thường xuyên kiểm tra chức năng gan, thận và chất điện giải. Với những bệnh nhân có lượng protein huyết thanh thấp, cần bổ sung lượng plasma, albumin thích hợp để làm hạn chế sự phù gan.
Trường hợp bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối bị phù nặng cần nghỉ ngơi, chăm sóc, điều trị Đông - Tây y kết hợp để làm giảm giữ nước, bài tiết kali, natri, giảm được phù gan. Lúc này, bệnh nhân được chỉ định dùng các thuốc lợi tiểu để kích thích thận đào thải natri, kali, đồng thời hấp thu clo.
Chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cổ chướng như thế nào
Khi bị xơ gan cổ trướng, lá gan hầu như bị mất hoàn toàn chức năng giải độc, các tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, việc điều trị lúc này ngoài tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên ý thức tăng cường chức năng gan, giảm các thương tổn ở tế bào gan, giải độc gan.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chế độ ăn cho người bệnh xơ gan cổ chướng như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Thuốc bổ gan Funadin - thanh lọc giải độc gan, thận, phổi

Thuốc bổ gan Funadin - thanh lọc giải độc gan, thận, phổi Thuốc bổ gan   Funadin  – một loại sản phẩm sức khỏe không còn xa lạ gì đối ...