Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Thức ăn tốt dành cho người men gan cao - BNC medipharm


Bạn bị men gan cao, bạn muốn tìm thức ăn tốt cho men gan cao, bạn chưa biết ăn gì. Thức ăn tốt dành cho người men gan cao là câu hỏi của nhiều người. Men gan cao là căn bệnh khá nguy hiểm, người bênh khi phát hiện mình bị tăng men gan cần đi khám ngay để có hướng sử dụng thuốc điều trị tốt nhất. Men gan cao nếu không được điều trị sẽ gây ra các chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Vậy làm thế nào để gan luôn khỏe mạnh bằng các thức ăn tốt cho người men gan cao. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
Thức ăn tốt dành cho người men gan cao
* Thức ăn tốt dành cho người men gan cao
+ Táo: Táo chứa hàm lượng cao pectin giúp làm sạch độc tố trong đường tiêu hóa và hỗ trợ gan đào thải chất độc khỏi cơ thể.
+ Trà xanh: Trà xanh là nước uống phổ biến chứa nhiều chất chống oxy hóa như catechin, đây cũng là chất có tác dụng hỗ trợ chức năng gan.
+ Củ cải đường và cà rốt: Cả hai loại rau củ trên đều chứa hàm lượng cao flavonoid thực vật và beta-carotene, giúp kích thích và cải thiện chức năng gan.
+ Toàn bộ ngũ cốc: Ngũ cốc như gạo nâu chứa nhiều vitamin B, chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo của gan và hỗ trợ chức năng gan…
+ Tỏi: Chỉ cần một nhánh tỏi trắng mỗi ngày có thể kích hoạt enzyme của gan. Enzyme này giúp cơ thể tăng cường thải độc tố. Tỏi cũng chứa hàm lượng cao allicin và selenium, hai hợp chất tự nhiên hỗ trợ giải độc gan.
+ Bưởi: Chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, bưởi giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc trong gan. Một ly nhỏ nước ép bưởi tươi giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzyme giải độc gan và đào thải những chất gây ung thư.
+ Bơ: Đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp cơ thể sản xuất nhiều glutathione, cần thiết trong quá trình chuyển hóa các độc tố trong cơ thể. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nếu thường xuyên ăn bơ sẽ giúp cải thiện chức năng gan.
Thức ăn tốt dành cho người men gan cao
+ Bông cải xanh: Ăn bông cải xanh sẽ làm tăng hàm lượng glucosinolate trong cơ thể, đây là enzyme tự nhiên bổ sung cho enzyme được gan sản xuất, giúp tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm các nguy cơ gây ung thư gan.
+ Dầu oliu: Dầu hữu cơ được ép lạnh từ oliu, cây gai dầu và hạt lanh rất tốt cho gan nếu sử dụng thường xuyên. Dầu oliu cung cấp lipid có thể hút được các chất độc hại trong cơ thể. Bằng cách này, dầu oliu giúp giảm bớt gánh nặng cho gan trong việc đào thải độc tố.
+ Các loại rau lá xanh: Rau lá xanh là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan. Loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín hoặc ép nước uống. Với hàm lượng cao chlorophyll có thể trung hòa kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu và các loại thực phẩm độc, lá xanh có khả năng loại bỏ chất độc trong máu, bảo vệ chức năng gan.
+ Men gan cao nên ăn thực phẩm chứa nhiều protein: Protein là thành phần cấu tạo nên các tế bào trong cơ thể, khi bị men gan cao tế bào gan đã bị tổn thương đồng thời khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút. Việc ăn nhiều protein sẽ giúp phục hồi những tổn thương tại gan và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Thực phẩm chứa nhiều protein như: trứng, cá, thịt nạc,…
* Những lưu ý về chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân men gan cao
+ Luyện tập thể dục thể thao: thể dục thể thao hàng ngày không chỉ là một phương pháp hữu hiệu giúp kiểm soát cân nặng mà còn giúp bạn có thể cải thiện được việc lưu thông máu trong cơ thể, giảm mệt mỏi, hỗ trợ tích cực trong điều trị men gan cao và các bệnh về gan khác.
+ Thực hiện chế độ giảm cân: nếu bạn giảm được từ 5 tới 10% cân nặng của mình, điều đó sẽ giúp bạn hạ thấp được men gan và cải thiện được sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Tốt nhất là bạn nên giảm khả năng tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo như dầu, mỡ, đồng thời tăng khẩu phần ăn chứa nhiều rau quả sẽ giúp gan đào thải các chất độc tốt hơn.
+ Tránh xa môi trường có chứa độc tố: Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều độc tố. Chúng không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh về phổi, mà chúng còn hấp thu vào máu rồi chuyển hóa ở gan, gây tổn thương cho lá gan. Trong sơn tường có chứa nhiều dung môi hòa tan. Chúng rất dễ bay hơi trong không khí. Nó có thể được hấp thụ vào cơ thể bạn rồi gây độc hại cho lá gan. Do đó, một trong những cách điều trị men gan tăng cao tốt nhất là bạn nên học cách bảo vệ mình tránh xa các độc tố này.
Thức ăn tốt dành cho người men gan cao
+ Không uống rượu bia: Rượu bia, chất kích thích sẽ làm cho lá gan của bạn sẽ phải giải quyết lượng cồn này để thải chúng ra ngoài cơ thể. Nhưng nếu như lá gan của bạn bị suy yếu hay đơn giản là lượng cồn bạn uống quá nhiều, chất cồn sẽ phá hủy tế bào gan của bạn. Vì thế, tốt nhất là bạn nên hạn chế uống các loại bia rượu để tự bảo vệ lá gan mình. Trong trường hợp bị viêm gan, men gan tăng cao, người bệnh cần phải tuyệt đối kiêng cử tất cả các loại bia rượu để giúp gan hồi phục nhanh hơn.
+ Hạn chế các thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh hiện nay rất phổ biến vì tính năng tiện dụng và được đa số mọi người thưởng thức và ưa chuộng. Ăn chúng hàng ngày sẽ khiến bạn gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Lý do là vì trong các thực phẩm chế biến sẵn có chứa các chất bảo quản và các chất phụ gia để tạo thêm sức hấp dẫn cũng như để bảo quản được lâu hơn. Những chất này được gọi là chất hóa học tổng hợp, thường là khó phân hủy để thải ra ngoài cơ thể. Khi đó, chúng tích tụ lại tại gan và gây nhiễm độc gan.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thức ăn tốt cho người men gan cao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Nước ép nào tốt cho gan - BNC medipharm


Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể và có nhiệm vụ lọc máu và thải độc. Vậy nước ép nào tốt cho gan là câu hỏi của nhiều người. Các loại nước ép trái cây có thể chúng ta đang uống hàng ngày nhưng không biết nó có tác dụng tốt cho gan. Biết cách ăn uống tốt cho gan sẽ giúp gan luôn khỏe mạnh và giúp thanh lọc giải độc gan. Làm da mịn màng trắng sáng, vậy những loại nước ép nào tốt cho gan chúng ta có thể chỉ ra ở đây. Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
Nước ép nào tốt cho gan
Gan thực hiện hơn 300 chức năng chuyển hóa quan trọng liên quan đến việc biến đổi hoặc loại bỏ các chất trong máu. Với hàng chục ngàn hóa chất do con người làm ô nhiễm môi trường, nước và thức ăn và các chất gây ô nhiễm. Tại một thời điểm nào đó, gan sẽ làm việc nhiều hơn bao giờ hết. Khi đó, gan có khả năng hoạt động quá công suất và kém hiệu quả với việc cố gắng loại bỏ một lượng các chất hoá học và các chất độc nhiều như thế, làn da chính là nơi biểu hiện tình trạng sức khoẻ của gan.
Người ta có xu hướng cung cấp cho làn da nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin để cải thiện làn da. Song, đôi khi lại đưa nhiều thành phần độc hại cần loại bỏ nhiều hơn. Mặc dù có thể có các nguyên nhân khác của các vấn đề về da như mất cân bằng như hormone, các vấn đề này sẽ được cải thiện hoặc biến mất nếu gan khoẻ mạnh. Vì vậy, nếu gan là chìa khóa tăng cường sức khoẻ của gan là nước ép tươi tự chế.
* Nước ép nào tốt cho gan
+ Lê: Trong quả lê có rất nhiều dinh dưỡng. Tương tự như bưởi, chúng giúp cơ thể sản xuất glutathione rất cần thiết cho tế bào gan đào thải chất độc.
+ Chanh: Quả chanh có tác dụng kích thích giải độc và cân bằng mức độ ph trong cơ thể. Là loại quả giàu vitamin C, chanh giúp gan đào thải các chất béo và chất thải sinh hóa ra khỏi cơ thể. Bạn nên uống nước chanh ấm buổi sáng (nước ấm trộn với vài giọt nước cốt chanh tươi) để giúp kích thích sản sinh các enzym trong gan nhằm loại bỏ chất thải độc hiệu quả.
+ Cam, quýt: Cam và quýt là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin E, vitamin B1, vitamin B3, vitamin B9, và caroteniods... rất phong phú. Bên cạnh đó, chúng còn chứa magiê, đồng và kẽm nên rất có lợi cho sức khỏe. Tất cả những chất dinh dưỡng có trong cam đều cần thiết để hỗ trợ sức khỏe của gan. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong bưởi còn giúp "làm sạch" kí sinh trùng trong gan, đào thải các độc tố trong gan rất tốt.
Nước ép nào tốt cho gan
+ Bơ: Quả bở có chứa chất xơ, chất béo lành mạnh, và các vitamin như vitamin B, vitamin C và vitamin E. Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe gan tổng thể. Bơ sản xuất một chất chống oxy hóa gọi là glutathione giúp tăng khả năng "làm sạch" của gan. Ngoài ra, loại quả này có lợi cho việc sửa chữa tổn thương gan, bảo vệ gan tránh được một loại độc tố mạnh mẽ (galactosamine). Bạn chỉ cần ăn 1-2 quả bơ một tuần là đã giúp cho sức khỏe của gan.
+ Táo: Táo giúp loại bỏ các vi khuẩn đường ruột, viêm bàng quang, ngăn ngừa các bệnh về gan và da. Táo hoặc nước táo giúp "làm sạch" gan bởi vì nó rất hữu ích trong việc giải độc tố khỏi cơ thể. Nước ép táo có chứa axit malic giúp hòa tan sỏi mật. Trong táo còn có chứa một chất xơ gọi là pectin, đây là chất có tác dụng giúp cơ thể đào thải các kim loại nặng được tích lũy từ thực phẩm, nó còn giúp loại bỏ các vi khuẩn đường ruột, viêm bàng quang, ngăn ngừa các bệnh về gan và da.
+ Dứa: Dứa làm kìm hãm khả năng di căn của các loại ung thư vú, phổi, đại tràng, buồng trứng và da. Dứa có chất bromelin - một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Dứa còn được dùng để trị bệnh tăng huyết áp (dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày), làm tan sỏi thận đồng thời giúp hạ nhiệt, giảm sốt (uống nước ép của lá dứa non). Chỉ nên ăn dứa sau bữa ăn vì nếu ăn lúc đói các acid hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày gây nôn nao, khó chịu.
+ Chuối: Chuối là loại trái cây chứa đường tự nhiên, những loại đường này có tác dụng kích thích não, làm bạn có thể nhớ lại các thông tin nhanh hơn và suy nghĩ nhanh hơn. Tryptopan có trong chuối mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin, chất gây hứng phấn tinh thần, sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn, tư duy trong chiều hướng lạc quan yêu đời. Chính nhờ hàm lượng kali dồi dào mà chuối là nguồn nhiên liệu tốt cho não vì chúng giúp bạn tập trung và suy nghĩ minh mẫn hơn. Ngoài ra, chuối còn là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ôxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể, giúp giảm stress.
+ Bưởi: Bưởi có chứa các hợp chất kích thích việc sản xuất và hoạt động của các enzym hỗ trợ trong giải độc gan. Hơn nữa, nó giúp "làm sạch" và đào thải các chất gây ung thư ra khỏi gan. Ngoài ra, bưởi còn là loại trái cây tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn quá vì nó làm giảm cholesterol ldl (cholesterol xấu), ngăn ngừa sỏi thận và bảo vệ chống lại một số loại ung thư (ung thư gan, ung thư dạ dày...). Loại trái cây có tính axit này cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả. Nếu muốn ăn bưởi nhằm mục đích "làm sạch" gan bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ vì nó có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc như thuốc chống tăng huyết áp, tim mạch, bổ sung canxi, hạ mỡ máu...
Nước ép nào tốt cho gan
+ Ngoài ra, bạn đừng bỏ qua những điều cần thiết như sau nếu muốn gan luôn "sạch" và làm tốt chức năng của nó:
- Không uống quá nhiều rượu, caffeine.
- Ăn củ cải và cà rốt hàng gày vì chúng chứa beta carotene, kích thích các tế bào gan.
- Tỏi cũng được xem là tuyệt vời để làm sạch gan bởi vì nó kích hoạt các enzym gan.
- Uống 8-10 ly nước trong một ngày để cho phép gan để tuôn ra độc tố ra khỏi cơ thể.
- Lựa chọn các loại trái cây và rau quả hữu cơ bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa so với thực phẩm thông thường.
- Ăn các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, cải bắp, và như vậy. Chúng rất giàu chlorophyll thực vật giúp loại bỏ độc tố rất tốt.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nước eps nào tốt cho gan. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi:0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không và cách phòng bệnh ra sao


Viêm gan b là căn bệnh phổ biến hiện nay và bệnh lây lan qua các con đường khác nhau. Nhiều người phân vân với câu hỏi quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không và cách phòng bệnh ra sao? Viêm gan B ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không.
Quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không và cách phòng bệnh ra sao
* Các con đường gây ra viêm gan b
Viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính sau:
+ Lây truyền qua quan hệ tình dục: virus viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới do virus viêm gan B có ở trong tinh dịch và chất dịch âm đạo.
+ Lây truyền qua đường máu: Việc truyền máu (nếu người cho máu mang virus viêm gan B), hay việc dùng chung bơm tim tiêm chưa được khử trùng hoặc khử trùng không sạch vẫn còn dính máu của người mắc viêm gan B thì bạn cũng rất dễ mắc bệnh.
+ Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ khi mang thai mà mắc viêm gan B  có thể truyền từ mẹ sang thai nhi. Cụ thể, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm khoảng1%. Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ, tỷ lệ này là 10% và tăng đến 70% khi mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ mẹ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh.
Ngoài ra một số trường hợp có thể lây truyền viêm gan virus B như dùng chung dụng cụ có khả năng dính máu từ người bệnh như cạo râu, bàn chải đánh răng (nếu bị chảy máu miệng, chân răng). Virus viêm gan cũng có thể lây qua vết trầy xước, dụng cụ châm cứu, xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo
* Quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không?
Viêm gan B là một vấn nạn bệnh tật trong xã hội ngày nay vì tốc độ lây truyền của bệnh vô cùng nhanh chóng và mang lại hậu quá nghiêm trọng cho người mắc nếu diễn biến sang viêm gan B mãn tính. Vì thế, nhiều người trở nên cảnh giác hơn với các con đường lây nhiễm viêm gan B. Trong các con đường lây viêm gan B, thì quan hệ tình dục là một con đường chiếm tỉ lệ khá cao.
Quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không và cách phòng bệnh ra sao
Vì vậy quan hệ bằng miệng khả năng bạn bị lây nhiễm viêm gan b là có thể xảy ra. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B qua con đường này không nhiều nhưng không hẳn là không thể, người bệnh khi quan hệ tình dục bằng miệng cũng hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh cho nhau. Virus viêm gan B có thể tồn tại trong trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo, phân, nước mắt, nước bọt, mồ hôi và máu (kể cả máu kinh nguyệt). Có bằng chứng rõ ràng rằng viêm gan B có thể lây truyền qua quan hệ âm đạo và hậu môn, nhưng nó chưa được chứng minh là liệu nó có thể được truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Nguy cơ lây viêm gan B tồn tại nếu có bất kỳ kinh nguyệt, chảy máu nướu răng, viêm họng, lở loét lạnh, loét miệng, mụn cóc sinh dục, bệnh trĩ hoặc bất kỳ vi phạm khác trong da trong bất kỳ cơ thể có liên quan Cơ cấu - âm đạo, âm vật, môi âm hộ, dương vật, tinh hoàn, hậu môn, tầng sinh môn, môi, lưỡi hoặc bất cứ nơi nào khác trên cơ quan sinh dục hoặc trong miệng.
* Cách phòng bệnh viêm gan b
+ Phòng ngừa từ mẹ sang con: Nên tiêm phòng vaccine hoặc huyết thanh cho bé để giúp bé tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay đã có vaccine viêm gan B. Vì thế, cách tốt nhất để bạn phòng tránh viêm gan B là tiêm phòng đủ 3 mũi.
+ Phòng ngừa qua đường tình dục: Với bất kể hình thức quan hệ tình dục nào cũng có thể lây nhiễm viêm gan B. Vì vậy, quan hệ tình dục an toàn là cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả. Các bác sĩ khuyên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp tránh được bệnh đến 99%.
+ Phòng ngừa qua đường máu: Không tiếp xúc máu với người lạ, không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ cắt móng tay hạn chế xăm hình, không dùng chung bơm kim tiêm... để tránh lây nhiễm viêm gan B. Cẩn thận khi truyền máu, các dụng cụ y tế phải được vô trùng kỹ lưỡng.
Quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không và cách phòng bệnh ra sao
+ Tiêm vaccine phòng viêm gan: Nên tiêm vaccine ngừa viêm gan. Nếu trong gia đình có người bệnh gan nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HBV, khi có thai, phải nói cho bác sĩ biết để được điều trị sớm ngay sau khi sinh.
+ Uống nhiều nước: Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gan, giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể của gan trở nên có hiệu quả. Uống nhiều nước rất có lợi cho gan. Hãy bổ sung cho cơ thể từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
+ Tăng cường luyện tập: Thói quen lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan cũng như các bệnh nguy hiểm khác trong cơ thể. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường tuần hoàn máu, đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể, bảo vệ và duy trì ổn định chức năng giải độc của gan.
+ Phòng ngừa qua chế độ ăn uống: Lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo sự cân bằng về vitamin, protein và các khoáng chất thiết yếu. Việc bổ sung quá nhiều các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là các loại vitamin A, B3 và sắt. Nên hạn chế ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như khả năng hoạt động của gan. Uống thực phẩm chức năng bổ gan hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa viêm gan b an toàn hiệu quả.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn chức năng gan nên ăn gì - BNC medipharm


Bạn bị rối loạn chức năng gan, bạn chưa biết nên ăn gì tốt cho bệnh? Rối loạn chức năng gan nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Gan là cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau là từ tim và từ tĩnh mạch, khi tiếp nhận máu từ tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ giúp nuôi dưỡng tế bào gan, máu được tiếp nhận từ các tĩnh mạch cửa và tiếp nhận máu từ những cơ quan như dạ dày túi mật, lá lách… Rối loạn chức năng gan khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem rối loạn chức năng gan nên ăn gì?
Rối loạn chức năng gan nên ăn gì
* Rối loạn chức năng gan nên ăn gì?
+ Actiso từ lâu đã được biết đến với công dụng chữa đau gan khá hữu hiệu. Các dược chất cynarin, polyphenol đường inulin có nhiều trong thân, hoa và lá actiso giúp tăng cường khả năng hoạt động của gan, mật, chống động và kích thích ăn ngon. Actiso có thể dùng nấu canh, sao khô làm thuốc hoặc nấu uống thay nước lọc mỗi ngày, hữu hiệu cho những người bị suy giảm chức năng gan, viêm gan, vàng da…
+ Biển súc (rau đắng) là một trong những loại rau vị thuốc phổ biến. Biển súc còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon như trộn gỏi, nấu canh… Biển súc chứa nhiều tinh dầu và các dược tính emodin, avicularin có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, chữa trị hiệu quả các chứng mụn nhọt, viêm nhiễm…
+ Ăn nhiều loại thực phẩm mỗi ngày giúp gan hoạt động tốt và duy trì cân nặng lành mạnh. Bạn cũng có thể cảm thấy đói hoặc no ngay sau khi ăn. Chúng có thể khiến bạn khó ăn đủ calo. Hãy ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì các bữa lớn để cung cấp đủ calo. Hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về lượng calo bạn cần hấp thu trong ngày. Điều quan trọng là cần ăn đủ lượng protein khi bạn bị bệnh gan. Bác sĩ dinh dưỡng sẽ cho bạn biết lượng protein bạn cần mỗi ngày.
+ Nhiều người mắc bệnh gan bị rối loạn tiêu hóa, thí dụ khi ăn chất béo. Chất béo không được tiêu hóa và sử dụng sẽ làm giảm nhu động ruột. Nếu bạn bị vấn đề này, có thể bạn nên ăn ít chất béo. Bác sĩ có thể đề nghị bạn ăn một loại chất béo đặc biệt giúp cơ thể dễ hấp thu hơn. Bệnh gan khiến cho hàm lượng đường quá cao hoặc quá thấp ở một số người. Ăn lượng cố định carbohydrate mỗi ngày và mỗi bữa sẽ giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết.
Rối loạn chức năng gan nên ăn gì
Ngoài ra, các bài thuốc từ nhân trần, mã đề, củ nghệ, bìm bìm… cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan hữu hiệu cũng như tăng cường chức năng gan.
* Rối loạn chức năng gan nên kiêng gì?
+ Nói không với thức uống có cồn và thức uống có ga: Thức uống có cồn khi vào cơ thể thường xuyên hoặc với một lượng lớn sẽ khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa các acid béo, làm giảm ly giải và tăng tích lũy chất béo, gây mỡ hóa gan. Đồng thời, bia rượu cũng thúc đẩy chuyển dịch các độc tố và vi khuẩn từ ruột vào gan. Vì vậy, những người bị men gan cao cần kiêng bia rượu để cơ thể không bị nhiễm độc.
+ Kiêng nạp quá nhiều chất béo gây ra gan nhiễm mỡ: Nhiều người bị men gan tăng lựa chọn lối sống không khoa học với chế độ ăn nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, các món ăn chiên xào và thực phẩm béo (bơ, phô mai, thịt mỡ...). Điều này kết hợp cùng việc lười vận động, khiến lá gan phải làm việc mệt nhọc và bị ứ đọng nhiều chất béo và glycogen. Khi đó, các tế bào Kupffer sẽ bị kích hoạt quá mức để phản ứng với tình trạng này khiến gan bị tổn thương gây gan nhiễm mỡ hoặc máu nhiễm mỡ, làm tăng men gan.
+ Tránh xa thức ăn độc hại, không đảm bảo vệ sinh: Do ảnh hưởng công việc, nhiều người thường có phải ăn cơm hàng quán. Việc chế biến ở hàng quán đôi lúc không đảm bảo vệ sinh, vì lợi nhuận có thể sẽ tẩm ướp nhiều hóa chất gây tổn hại gan. Mặt khác, các độc tố từ thực phẩm bẩn cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để loại bỏ, quá trình này làm sản sinh ra liên tục các chất trung gian tiếp tục kích hoạt Kupffer. Từ đó, khiến tế bào gan suy yếu, chết trên diện rộng, gây men gan cao và nhiều bệnh nguy hiểm cho gan.
Rối loạn chức năng gan nên ăn gì
+ Không nên ăn nhiều đồ ngọt và đồ sinh nhiệt: Người bị men gan cao cần kiêng những món ăn ngọt. Đ��� ngọt gây ra tình trạng Glucose trong máu, ngăn cản sự hấp thụ chất và chức năng miễn dịch của cơ thể. khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Giảm được lượng đường nạp vào cơ thể, người bị men gan cao còn giảm được nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Thêm nữa, thức ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, socola, nước ngọt và gia vị cay như ớt làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan bị nhiễm mỡ và nặng thêm tình trạng men gan cao.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu rối loạn chức năng gan nên ăn gì tốt cho gan. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì - BNC medipharm


Viêm gan b là căn bệnh phổ biến hiện nay và nó là một trong các căn bệnh nguy hiểm nhất tấn công lá gan. Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Người bệnh viêm gan b thường chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Nếu người bệnh viêm gan b không biết ăn kiêng khem sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Nếu biết kiêng khem đúng mực và bổ sung các dưỡng chất đầy đủ thì bệnh sẽ có bước tiến triển tốt hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh viêm gan b không nên ăn gì.
Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì
* Bệnh viêm gan b là gì các dạng viêm gan
Bệnh Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khi mắc bệnh viêm gan b có thể chia làm nhiều loại: cấp, mạn hay thể kéo dài. Tùy theo mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung triệu chứng sốt nhẹ, cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, có thể có rối loạn tiêu hoá, khi ăn vào cảm thấy khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát.
+ Viêm gan cấp: Nguyên tắc về nhu cầu: về năng lượng là 25Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.300-1.400 Kcal/ngày, lượng protid từ 20-30 gam, Lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.
+ Viêm gan mạn tính: Nguyên tắc về nhu cầu: về năng lượng là 35Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, lượng protid từ 50-75 gam, Lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.
Vì tổn thương gan nên người bệnh chán ăn, ăn khó tiêu vì vậy làm sao để số lượng ăn ít, nhưng chất lượng của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp nhu cầu cho người bệnh.
* Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì
+ Các món hải sản tươi sống làm gỏi, nấu chưa chín cũng có thể gây ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng đối với những người mắc bệnh viêm gan B.
+ Không được ăn các loại độ ngọt để giảm sự thèm ăn và giảm hiện tượng lượng đường trong máu tăng cao và có nguy cơ tiểu đường.
+ Chú ý, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, khi bạn phát hiện bụng trở nên trướng nên ngừng uống sữa bò và ăn đường cũng như ăn muối ăn.
+ Các loại thức ăn nhiều đạm, tính nóng như thịt dê, ba ba, lòng đỏ trứng gà, thịt chó,… cũng chống chỉ định đối với những người đang mắc viêm gan nói chung và bị bệnh viêm gan B nói riêng.
Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì
+ Các món chế biến từ đậu như đậu phộng, hạt điều, hướng dương,…. và các món chiên xào nhiều dầu mỡ cũng không nên xuất hiện trong thực đơn của những người bị viêm gan B.
+ Khi phát hiện hiện tượng thủy thũng, công năng thận, bạn cũng cần hạn chế ăn muối, mỗi ngày dùng không quá 4g muối ăn và uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi.
+ Những thực phẩm mốc từ đậu phộng, đậu nành, gạo mốc,… chứa nhiều độc tố aflatoxin là mối nguy hại cho gan, ăn nhiều sẽ gia tăng quá trình ung thư gan của người bệnh.
+ Khi xuất hiện các hiện tượng phù thũng, trướng bụng, bạn nên giảm ngay lượng đường trong chế độ ăn cũng như cải thiện thực đơn và thay đổi cách chế biến món ăn hạn chế đường.
+ Nếu bệnh tình của bạn trở nặng, bác sĩ sẽ căn cứ tình hình để có hướng xử lý thích hợp. Tuyệt đối nói không với thuốc lá, rượu bia và các loại thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm sinh đàm, gây lạnh.
+ Không ăn đồ quá mặn, thực phẩm chứa độc tố như măng tươi, sắn tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm,… cũng là chế độ ăn uống tốt cho người bị gan vì những loại thực phẩm này dễ gây tổn hại cho gan.
+ Người bị viêm gan B cũng cần lưu ý với những chất phụ gia như hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, làm trắng có trong bánh tráng, bánh phở, miến, bún, hủ tiếu, bún tàu,… vì có thể gây hại cho gan, thận và dẫn đến ung thư.
+ Những loại cá biển có chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ,… cũng cần tránh cho những người bị viêm gan B vì nó có thể làm người bệnh viêm gan bị xuất huyết. Nếu theo dõi thấy huyết áp tăng quá mức cho phép, bạn cần được khống chế lượng chất đạm nạp vào cơ thể.
Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì
* Bệnh viêm gan b nên ăn gì?
+ Cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau - quả giàu vitamin trong các bữa ăn như: bầu, bí, cà chua, bắp cải, cam, quýt, táo...
+ Khi chế biến thực phẩm cần nấu kỹ, dễ ăn và dễ tiêu hóa, ăn nhiều bữa trong ngày. Hạn chế các thực phẩm quá bổ dưỡng, nên ăn ít thịt.
+ Người bị viêm gan B, cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau - quả giàu vitamin trong các bữa ăn. Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán
+ Các thực phẩm chính thích hợp với bệnh nhân viêm gan virut là bột mì, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh,… nhằm duy trì năng lượng cần thiết (cách chế biến có thể làm nấu nhừ, hoặc xay nhuyễn…).
+ Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh viêm gan b không nên ăn gì và nên ăn gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Thuốc bổ gan Funadin - thanh lọc giải độc gan, thận, phổi

Thuốc bổ gan Funadin - thanh lọc giải độc gan, thận, phổi Thuốc bổ gan   Funadin  – một loại sản phẩm sức khỏe không còn xa lạ gì đối ...