Bạn bị viêm gan b, bạn đang phân vân với câu hỏi viêm gan b có nên uống sữa không? Viêm gan b là căn bệnh phổ biến hiện nay và khá nguy hiểm. Viêm gan b rất dễ bị lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Viêm gan b hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thuốc ức chế không cho virus viêm gan b phát triển. Việc tiêm phòng virus viêm gan b là việc cần thiết để tránh mắc bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem viêm gan b có nên uống sữa không?
* Viêm gan b có nên uống sữa không?
Trong thời gian viêm gan B mãn tính ổn định, ngoài chú ý bổ sung vitamin ra, đặc biệt cần phải chú ý bổ sung protein, người bệnh viêm gan B uống sữa hợp lý rất có lợi cho việc hồi phục sức khỏe, nhưng cũng cần chú ý những điều sau:
+ Chú ý bệnh tình: Trong thời gian viêm gan B tiềm ẩn hoặc hoạt động mạnh mà xuất hiện triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, ngán dầu mỡ và trướng bụng thì không nên uống sữa; khi người bệnh viêm gan B xảy ra xơ gan kèm triệu chứng não gan hoặc có xu hướng não gan không được uống sữa để tránh làm bệnh tình trầm trọng hơn.
+ Không nên cho thêm đường vào sữa: Do sản phẩm mà sucroza phân giải ra trong dạ dày có thể trung hòa với canxi trong sữa, không những sẽ làm cho vi khuẩn lên men, tăng khí, dẫn đến trướng bụng mà còn làm giảm đi các giá trị dinh dưỡng mà sữa cung cấp. Do đó người bệnh viêm gan B khi uống sữa không nên cho thêm đường.
+ Không nên uống sữa khi đói: Khi đói mà uống sữa thì protein trong sữa chỉ có thể thay thế đường chuyển hóa thành năng lượng và bị tiêu hao mất, như vậy không đem lại được tác dụng như mong muốn. Vì vậy các chuyên gia bệnh gan khuyên rằng người bệnh viêm gan B trước khi ngủ mà uống sữa hiệu quả sẽ tốt nhất, vừa có thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng có trong sữa mà còn có thể thúc đẩy đem đến giấc ngủ ngon.
+ Người già thích hợp dùng sữa chua hơn: Chuyên gia bệnh gan khuyên rằng người già mắc viêm gan B có thể uống một lượng sữa chua thích hợp, trong sữa chua có chứa hàm lượng protein phong phú và nhiều thành phần dinh dưỡng khác, còn chứa lactase và rất nhiều khuẩn lên men vô cùng có lợi cho sức khỏe của người bệnh viêm gan B mãn tính, đặc biệt là những người xơ gan.
* Cách phòng bệnh viêm gan b
+ Phòng qua đường máu: Không tiếp xúc máu với người lạ, không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, hạn chế xăm hình hoặc nếu xăm nên chọn những cơ sở uy tín dụng cụ được tiệt trùng, không dùng chung bơm kim tiêm...
+ Phòng từ mẹ sang con: Nên tiêm phòng vacxin hoặc huyết thanh cho bé để giúp bé tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay đã có vacxin viêm gan B. Vì thế cách tốt nhất để bạn phòng tránh viêm gan B là tiêm phòng đủ ba mũi vacxin cho bạn và gia đình bạn.
+ Phòng qua đường tình dục: Với bất kể hình thức quan hệ tình dục nào cũng có thể lây nhiễm viêm gan B. Vì vậy quan hệ tình dục an toàn là cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả. Các bác sĩ khuyên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp tránh được bệnh đến 99%.
+ Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A và B: Hiện nay đã có vắc xin giúp ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan A và viêm gan B.
- Vắc xin viêm gan A (Havrix và Vaqta): tiêm hai mũi cách nhau 6 tháng.
- Vắc xin viêm gan B (Recombivax HB, Comvax và Engerix-B): Những vắc xin này được tạo ra từ virus viêm gan B đã bị bất hoạt và được tiêm theo liều ba hoặc bốn mũi trong vòng 6 tháng.
- Vắc xin ngừa viêm gan A và B kết hợp (Twinrix): Vắc xin này được tiêm thành 3 mũi theo chỉ định của bác sĩ. Vắc xin Twinrix có khả năng giúp bảo vệ cơ thể khỏi cả virus viêm gan A và B.
Hiện vẫn chưa có vắc xin ngừa viêm gan C, D hoặc E. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân mắc viêm gan C đã được chữa khỏi nhờ sử dụng các loại thuốc kháng virus mới có hiệu quả cao.
Tuy chưa có thuốc ngừa viêm gan D nhưng virus viêm gan D cần đồng lây nhiễm với virus viêm gan B để có thể tồn tại trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn tiêm vắc xin ngừa viêm gan B thì sẽ không bị nhiễm virus viêm gan D. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm vắc xin ngừa viêm gan B sẽ không bảo vệ bạn khỏi nhiễm viêm gan D.
+ Cách phòng bệnh viêm gan B cho người đang bị nhiễm virus
- Nếu bạn bị nhiễm bệnh viêm gan B thì nên nói là cách hỗ trợ chữa chứ không thể là phòng được. Nhưng hãy bổ sung những kiến thức sau để biết cách tránh lây nhiễm sang những người khác, đặc biệt là người thân, bạn bè …
- Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng mọi biện pháp bảo vệ bạn tình, tránh cho những người khác tiếp xúc vào máu của bạn, ngoài ra còn có nước bọt, tinh dịch hay dịch tiết từ âm đạo.
- Không hiến máu, cho máu hoặc nội tạng bên trong cơ thể. Tuy trước khi làm những điều trên người bệnh cần xét nghiệm xem cơ thể có bị bệnh gì không, nhưng không tránh khỏi việc làm lậu…
- Nên cho bạn tình của bạn biết bệnh tình của bạn. Nếu bạn vô ý lây nhiễm, đừng lo, đưa bạn tình đến các phòng khám và bệnh viện, xét nghiệm HBV để bác sĩ có phương hướng, đưa ra chiến lược hỗ trợ chữa trị nhanh nhất.
- Không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu hay bàn chải đánh răng. Chúng có thể sẽ dính máu của bạn, và lây nhiễm sang những người xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng chung lược, bấm móng tay.
Đó là những cách phòng tránh viêm gan B rất cụ thể cho cả những người đã, đang và chưa mắc viêm gan B. Rất hữu ích, bạn nên tham khảo để áp dụng vào trường hợp của bạn nhé.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi viêm gan b có nên uống sữa không và cách phòng bệnh ra sao. Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng gan, giúp gan luôn khỏe mạnh và phòng chống các bệnh lý về gan. Điển hình trong các dòng sản phẩm đó phải kể đến Funadin giải độc gan, tăng cường chức năng gan của Mỹ.
Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét